Ngày đăng Thứ năm - 31/08/2023 00:40
Ngày đăng Thứ năm - 31/08/2023 00:40
Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân có thể tách thửa để thuận tiện cho việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Bởi trên thực tế, có nhiều hộ gia đình, cá nhân cùng dùng chung một thửa đất lớn, sự phụ thuộc về quyền và lợi ích sẽ rất dễ gây tranh chấp và khó khăn trong việc thực hiện các quyền đối với bất động sản như: chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, thừa kế, đăng ký biến động, xây dựng.
Thứ hai, khi Nhà nước thu hồi đất, việc tách thửa là một trong những căn cứ để hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư khi đủ điều kiện hoặc được nhận tiền bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật đất đai năm 2013: “Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.
Tại khoản 31 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu được tách sổ: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.
Như vậy, mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa khác nhau và được quy định tại Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ nhất, phí đo đạc thửa đất: Chi phí đo đạc sẽ được tính trên diện tích, vị trí thửa đất, khối lượng, phạm vi công việc, vị trí di chuyển của người thực hiện đo đạc so với vị trí thửa đất.
Thứ hai, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 5 Thông tư số 250/2016/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: “Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh cao hơn mức thu tại các khu vực khác; mức thu đối với tổ chức cao hơn mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân”. Do đó, tùy thuộc vào các tỉnh khác nhau, có thể quy định lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau.
Thứ nhất, diện tích tối thiểu tách thửa của các địa phương là khác nhau, bạn cần tham khảo Quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đất để biết về diện tích tối thiểu được quy định.
Thứ hai, việc tiến hành các thủ tục tách thửa phải được dựa trên thời điểm ban hành Nghị định, Quyết định, Thông tư chứ không phân biệt đất có nhà hay không có nhà.
Thứ ba, kiểm tra quy hoạch, trường hợp đất thuộc dự án quy hoạch phải thu hồi thì bạn không thể thực hiện tách thửa. Kiểm tra quy hoạch tại đây: https://gnha.vn/tra-cuu/thong-tin-quy-hoach
Thứ tư, tại khu đất tách thửa đất ở, chủ thể có quyền sử dụng đất phải thực hiện đúng hạ tầng kỹ thuật theo quy định của nhà nước, phải đảm bảo phù hợp quy hoạch được duyệt và kết nối đồng bộ với hạ tầng khu vực.
Để tránh tốn thời gian và rắc rối trong quá trình thực hiện hồ sơ, trước tiên bạn cần kiểm tra bất động sản của mình có đủ điều kiện thực hiện tách thửa hay không bằng việc: kiểm tra quy hoạch, kiểm tra diện tích tối thiểu, xử lý điều kiện đảm bảo cơ sở hạ tầng.
Trên thực tế cho thấy, thủ tục tách thửa không phải là một vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ được các trình tự xử lý cũng như kinh nghiệm xử lý hồ sơ thì rất dễ dẫn tới tốn kém chi phí, thời gian và có thể xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ những hộ gia đình, cá nhân được tách thửa.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn nên tham vấn bởi các đơn vị có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực pháp lý bất động sản.
Hãy liên hệ ngay với MRA để được hỗ trợ.
Tác giả: Thanh Quang