Ngày đăng Thứ sáu - 22/09/2023 09:33
Ngày đăng Thứ sáu - 22/09/2023 09:33
Bố trí phòng ban, không gian làm việc khoa học:
Mỗi doanh nghiệp đều có các phòng ban và phân khu chức năng khác nhau. Tùy vào tính chất công việc, sơ đồ tổ chức và cả yếu tố phong thủy,…Trong quá trình thiết kế Kiến trúc sư sẽ sắp xếp vị trí các phòng ban, khu vực làm việc để luồn giao thông được hợp lý nhất. Những phòng ban hoặc cá nhân có mối liên hệ trong công việc sẽ được bố trí gần nhau. Ví dụ bàn thư ký phải cạnh phòng Giám đốc.
Tối đa hóa diện tích và không gian sử dụng:
Bố trí tổng thể không gian chức năng theo nhu cầu và từng phòng ban chức năng. Tối ưu diện tích và không gian sử dụng. Tránh xuất hiện các không gian “chết”.
Thể hiện bản sắc thương hiệu của doanh nghiệp:
Văn phòng không chỉ đơn thuần là nơi làm việc. Đây còn là nơi để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trong “mắt” nhân viên, đối tác, khách hàng và công chúng. Thiết kế văn phòng làm việc là cách hiệu quả nhất để nội bộ nhân viên, đối tác và khách hàng cảm nhận sâu sắc bản sắc thương hiệu mà doanh nghiệp muốn thể hiện.
Thúc đẩy tinh thần nhân viên, gia tăng hiệu quả công việc:
Văn phòng làm việc được thiết kế đẹp mắt, không gian thoải mái sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Sự tươi mới, sáng tạo trong thiết kế văn phòng cũng giúp xua tan cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện tâm trạng và kích thích tư duy sáng tạo. Đây là yếu tố quan trọng giúp gia tăng hiệu suất công việc và góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Gia tăng uy tín thương hiệu nhà tuyển dụng:
Thương hiệu nhà tuyển dụng càng uy tín doanh nghiệp càng thu hút và giữ chân được nhiều nhân sự có chất lượng. Nếu doanh nghiệp của bạn sở hữu một văn phòng làm việc đáp ứng được kỳ vọng của ứng viên. Thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn trên thị trường lao động sẽ được gia tăng đáng kể. Bởi lẽ, bất kỳ một ứng viên tài năng nào cũng đều mong muốn được làm việc tại một văn phòng đẹp, tiện nghi, thiết kế độc đáo.
1. Nội thất khu vực tiếp tân, lễ tân.
Là nơi tiếp đón và gặp gỡ tất cả các đối tượng ra vào công ty. Với mục đích quản lý, tiếp nhận thông tin, phân loại và thông báo cho các phòng ban liên quan để kịp thời đón tiếp khách hàng, đối tác hoặc ứng viên,…
Bố trí tại khu vực cửa ra vào, thiết kế riêng biệt, nổi bật với nhận diện thương hiệu công ty. Tùy vào quy mô và yêu cầu của CĐT mà khu vực lễ tân sẽ được thiết kế là khu vực làm việc của một hoặc nhiều nhân viên.
2. Khu làm việc của nhân viên và các phòng ban
Đây là khu vực chiếm diện tích nhiều nhất của một văn phòng làm việc. Dựa vào mặt bằng công trình, sơ đồ tổ chức, yêu cầu từ CĐT mà KTS sẽ bố trí các phòng ban và vị trí làm việc hợp lý.
3. Phòng họp – nơi tiếp khách, đối tác và diễn ra các hoạt động nội bộ
Mỗi công ty nên thiết kế ít nhất 1 phòng họp. Tùy theo quy mô và diện tích mà cách bố trí sẽ được tư vấn thiết kế cụ thể. Ngoài bàn ghế cần bố trí hệ thống máy chiếu hoặc màn hình lớn (LCD, màn hình led). Hệ thống loa, hệ thống kết nối internet nhằm thực hiện các cuộc họp trực tuyến.
4. Phòng làm việc riêng của cấp lãnh đạo, quản lý công ty.
Tùy theo mức độ quan trọng mà mỗi doanh nghiệp sẽ bố trí các phòng làm việc riêng cho các cấp lãnh đạo. Trước khi thiết kế, KTS sẽ trao đổi trực tiếp hoặc lấy yêu cầu từ các vị lãnh đạo này. Nhằm đảm bảo một văn phòng thoải mái và đúng ý người sử dụng.
5. Các không gian chức năng hỗ trợ các hoạt động chính của văn phòng:
Một số doanh nghiệp còn chăm lo cho sức khỏe thể chất, tinh thần và từng bữa ăn của nhân viên. Như một phần phúc lợi dành cho nhân viên, các doanh nghiệp này còn bố trí các phòng chức năng như:
6. Thiết kế hệ thống điện, internet, nước,…
Ngoài các phân khu chức năng kể trên, thiết kế văn phòng còn bao gồm thiết kế hệ thống điện, internet, điện thoại, nước,…
7. Mặt tiền, bảng hiệu công ty.
8. Những hạng mục công việc khác theo yêu cầu của CĐT
Đảm bảo công năng, bố cục không gian hợp lý: các phòng ban sắp xếp hợp lý, thuận tiện lưu thông, trao đổi. Nội thất được bố trí theo đặc điểm nhân trắc học đảm bảo tính công năng.
Lưu ý sử dụng chiếu sáng gián tiếp tránh gây lóa mắt, đèn chiếu sáng loại tuýp màu trắng, downlight hoặc đèn vàng tăng khả năng tập trung.
Văn phòng truyền thống
Là mô hình văn phòng kiểu truyền thống. Thiết kế đơn giản, phân chia không gian làm việc rõ ràng. Sử dụng các vật dụng nội thất cơ bản, không chú trọng vào tính sáng tạo. Mô hình văn phòng này phù hợp với các cơ quan nhà nước, công ty mang tính chất truyền thống và quy củ như: dược, tài chính, hoặc công ty sản xuất…
Văn phòng không gian mở
Là mô hình văn phòng đang được ưu chuộng nhất hiện nay. Văn phòng hầu như không có vách ngăn. Tất cả mọi người cùng làm việc trong một không gian chung. Vị trí chỗ ngồi linh hoạt, dễ dàng di chuyển và trao đổi. Phù hợp với các công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, sáng tạo, marketing, truyền thông quảng cáo,…
Văn phòng sáng tạo, độc đáo
Đề cao tính sáng tạo trong từng không gian đến các vật dụng nội thất và trang trí. Nổi bật với một hoặc nhiều chi tiết thiết kế độc đáo, phá cách. Vượt ra khỏi định nghĩa nội thất văn phòng thuần túy.
Văn phòng không gian nhỏ
Thiết kế dành cho các doanh nghiệp sở hữu văn phòng có diện tích hạn chế. Giúp tối ưu diện tích, đảm bảo công năng nhưng vẫn mang đến một không gian làm việc thoải mái. Hiệu quả trong việc tạo cảm giác rộng rãi hơn diện tích thật của văn phòng.
Văn phòng chia sẻ - Coworking space
Đây là mô hình cho thuê văn phòng phổ biến trong những năm gần đây. Là một dạng văn phòng mở được nhiều cá nhân, doanh nghiệp khác nhau cùng thuê và chia sẻ không gian sử dụng. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ văn phòng chia sẻ (co-working space) có thể tham khảo.
Phong cách thiết kế nội thất văn phòng làm việc Hiện đại
Là phong cách nội thất được ứng dụng nhiều nhất trong thiết kế văn phòng. Phong cách thiết kế hiện đại chú trọng vào tính công năng, giúp tối đa hóa không gian. Mang đến sự năng động, linh hoạt trong bố trí nội thất.
Phong cách thiết kế nội thất văn phòng làm việc Công nghiệp (industrial)
Giả lập công xưởng Châu Âu, phong cách công nghiệp (industrial) mang đến một không gian khỏe khắn, “chất” và “ngầu”. Đặc trưng với tường bê tông giả hoặc gạch thô, màu sắc không qua xử lí. Trần thô để lộ các chi tiết đường ống. Các vật dụng bằng kim loại sơn đen xuất hiện phổ biến, được dùng trong thiết kế kệ trang trí, kệ sách, bàn làm việc và khung cửa sổ.
Các hạng mục công việc được tổ chức theo một quy trình làm việc khoa học, minh bạch. Nhằm cung cấp giải pháp thiết kế tốt nhất cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
Quy trình thiết kế
Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn khảo sát: trao đổi, tiếp nhận yêu cầu của CĐT, khảo sát mặt bằng, tư vấn sơ bộ về ý tưởng, phong cách thiết kế, cách bố trí mặt bằng, phong thủy,…
Bước 2: Bố trí mặt bằng nội thất: Kts thiết kế mặt bằng bố trí nội thất phù hợp yêu cầu CĐT. Xây dựng ý tưởng và chủ đề thiết kế thể hiện được phong cách và đúng theo nhu cầu gia chủ.
Bước 3: Báo giá & ký hợp đồng: thống nhất phương án bố trí mặt bằng, báo giá và tiến hành ký kết hợp đồng thiết kế.
Bước 4: Thiết kế phối cảnh 3D: dựa vào ý tưởng và chủ đề thiết kế nội thất đã thống nhất cùng CĐT, KTS tiến hành thiết kế các không gian nội thất theo mặt bằng phân khu chức năng. Chỉnh sửa phương án theo yêu cầu khách hàng cho đến khi thống nhất phối cảnh 3D.
Bước 5: Khai triển nội thất: Thực hiện bản vẽ triển khai các ý tưởng 3D nội thất thành các bản vẽ kỹ thuật thi công.
Bước 6: Bàn giao hồ sơ, thanh toán và giám sát tác giả (nếu có): bàn giao đầy đủ bộ hồ sơ thiết kế 2D, 3D. Thực hiện giám sát tác giả nhằm đảm bảo công trình thi công đúng ý tưởng thiết kế.
Quy trình thi công
Bước 1: Báo giá thi công: Bốc tách khối lượng từ thiết kế, báo giá thi công chi tiết theo từng hạng mục của toàn bộ công trình.
Bước 2: Ký hợp đồng thi công: hai bên thống nhất các điều khoản và tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 3. Sản xuất và thi công lắp đặt nội thất: các sản phẩm nội thất được sản xuất trực tiếp tại xưởng nội thất của MRA và thi công hoàn thiện tại công trình.
Bước 4. Nghiệm thu và bàn giao công trình: nghiệm thu theo khối lượng thực tế tại công trình, bàn giao và thanh lý hợp đồng.
Bước 5: Bảo hành 1 – 2 năm.
Xây dựng ngân sách cụ thể: CĐT cần lên kế hoạch cụ thể và xây dựng ngân sách cho công trình. Ngân sách càng chi tiết, càng giúp CĐT chủ động và chọn được giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện tài chính của doanh nghiệp.
Chia sẻ ngân sách cùng đơn vị thiết kế: cởi mở chia sẻ ngân sách cho đơn vị thiết kế để được tư vấn các giải pháp thiết kế phù hợp và tối ưu. Tránh trường hợp vượt quá ngân sách khi đã hoàn tất thiết kế. Mất thời gian chỉnh sửa và ảnh hưởng đến tiến độ công trình.
Nên thuê thiết kế chuyên nghiệp thay vì tự làm: trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp. Được cung cấp giải pháp thiết kế chất lượng. Sở hữu không gian văn phòng chuyên nghiệp, thẩm mỹ và tối ưu.
Chọn dịch vụ thiết kế và thi công nội thất trọn gói: dịch vụ trọn gói mang đến cho doanh nghiệp giải pháp hoàn hảo. Tiết kiệm chi phí các khâu trung gian. Nhận được chương trình ưu đãi chi phí thiết kế hấp dẫn.
Tác giả: Thanh Quang