Ngày đăng Thứ ba - 24/10/2023 22:01
Ngày đăng Thứ ba - 24/10/2023 22:01
Phong cách Đông Dương (Indochine Style) là sự kết hợp của nhiều yếu tố văn hóa, kiến trúc đến từ sự giao thoa giữa văn hóa tại các quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương và Pháp. Phong cách này được phát triển vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi các kiến trúc sư Pháp bắt đầu xây dựng các công trình tại Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
Qua bài viết này MRA giới thiệu về nguồn gốc lịch sử của phong cách Đông Dương hay còn gọi là phong cách indochine, qua đó cũng chỉ ra các ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách nội thất indochine tại nước ta thời bấy giờ.
Phong cách Indochine bắt nguồn từ thời kỳ thuộc địa Pháp tại Đông Dương (1887-1954) do kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard khởi xướng. Các nước Đông Dương trong tiếng Pháp dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (hay còn gọi là bán đảo Trung-Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Cho nên phong cách Indochine còn gọi là phong cách Đông Dương.
Tuy nhiên ban đầu tên nguyên thủy của phong cách indochine là gì? Ban đầu tên gọi của phong cách này French Colonial (phong cách thuộc địa Pháp) về sau được gọi là Indochine
Kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard
Ông đã mang sự lãng mạn trong kiến trúc Pháp kết hợp cùng nét dân tộc bản địa Đông Dương. Khi nhắc đến phong cách Indochine có thể nhớ đến các công trình nổi tiếng được xây dựng theo phong cách Indochine bao gồm: Bảo tàng mỹ thuật TPHCM, khách sạn Metropole ở Hà Nội, khách sạn Raffles Hotel Le Royal ở Campuchia và khách sạn Amantaka ở Lào.
Khi nhắc đến phong cách indochine (Đông Dương) các KTS hay NTK luôn quan tâm liệu qua nhiều thời gian, Indochine hiện tại ở thế kỷ XXI có còn giữ nguyên bản sắc hay không. Dưới đây là một số biến thể của phong cách Đông Dương Indochine qua nhiều thời kỳ.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam địa chỉ tại số 1, Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với tiền thân là Bảo tàng Louis Finot. Điểm nhấn với khối hình bát giác vươn cao với 3 tầng mái ngói. Lối kiến trúc Đông Dương tại đây còn được khéo léo xử lý cả về công năng như lấy sáng, cách ẩm bằng tầng 1 vì các tầng trên trưng bày bảo vật.
Phong cách Đông Dương – Indochine với biến thể Indochine Art Derco thể hiện rõ ràng nhất qua công trình Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tại Hà Nội.
Điểm đặc biệt nhất của công trình Indochine Art Derco tại Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (trước đây là Ngân Hàng Đông Dương) là lối kiến trúc được thiết kế tinh chỉnh với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Hà Nội như bộ mái đua rất rộng, hệ thống cửa kính được bố trí lùi lại so với mặt tường để tránh nắng. Mái vòm trong chính sảnh có tác dụng thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên, tạo ra một không gian sáng và thoáng đãng.
Phong cách Indochine Art Nouveau qua nhà công trình Nhà Hát Thành Phố Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét nhất. Tiếp đến có thể kể đến nhà khách chính phủ Hà Nội cũng thể hiện biến thể Indochine Art Nouveau.
Cho đến hiện tại, phong cách đông dương (indochine style) đã không còn giữ nguyên nhiều bản sắc thời kỳ đầu. Điều đó cũng không quá năng nề bởi lẽ, có thể xem indochine như sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa Pháp và Đông Dương, giữa Á – Âu, giữa sự đổi mới nhưng giữ gìn văn hóa bản địa là được.
Như đã nêu trên, phong cách Indochine phổ biến không chỉ ở Việt Nam, qua các ranh giới của các quốc gia lân cận phong cách indochine cũng có nhiều đổi mới và biến thể. Thể hiện qua Kiến Trúc Sino Portuguese tại Phu Ket Old Town – Thailand & China Town – Singapore, tòa Mica – Singapore, hay qua kiến trúc Indochine tại văn phòng đại diện Unesco – Campuchia.
Đặc điểm nổi bật của phong cách Đông Dương Indochine có thể được nhìn thấy rõ ràng ở kiến trúc và nội thất qua các dấu hiệu sau đây.
Màu sắc chủ đạo trong phong cách Đông Dương (Indochine style) là màu be, kem, vàng, cam và xanh. Nguyên nhân nó được sử dụng nhiều bở khí hậu Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới, các màu sắc này giúp kiến trúc ít hấp thụ nhiệt không gian bên trong được mát mẻ hơn.
Đôi với phong cách Indochine thường sử dụng các vật liệu có tính chất địa phương, phản ánh văn hóa địa phương một cách rõ ràng. Ví dụ như các công trình nội thất Indochine thường được sử dụng các tấm rèm bằng tre, giấy dán tường in hoa văn truyền thống, bàn ghế gỗ kết hợp mây đan,…
Các yếu tố trang trí thường được sử dụng trong phong cách Indochine bao gồm:
Qua các dấu hiệu trên MRA tin chắc bạn sẽ dễ dàng nhận biết phong cách Indochine Đông Dương qua nội thất và kiến trúc. Phong cách này vẫn được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc, từ nhà phố, villa indochine, duplex, nhà riêng cho tới những khách sạn, resort cao cấp.
Tại Việt Nam, phong cách này được ứng dụng rộng rãi trong các tòa nhà lịch sử, chẳng hạn như Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà Hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Quốc gia Việt Nam và nhiều công trình thương mại nổi tiếng khác như khách sạn Intercontinental Đà Nẵng, Marriott Phú Quốc, khách sạn De la Coupole Sapa, resort Banyan Tree Lăng Cô – Huế, resort Four Seasons The Nam Hai – Hội An.
Kiến trúc Indochine là một phong cách kiến trúc độc đáo, mang tính chất lịch sử và được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà hàng và các căn hộ sang trọng.
Trong quá trình thực hiện các bản thiết kế nội thất, chắc chắn Kiến Trúc Sư sẽ gặp các yêu cầu của khách hàng về việc kết hợp giữa phong cách Indochine và hiện đại hoặc các phong cách khác. Từ đó tạo ra những không gian sống đẹp mắt và bởi đi sự cầu kỳ nặng nề hay trầm buồn trong phong cách Indochine xưa cũ.
Tuy không quá đặc thù về phong cách nào đó nhưng nó làm cho khách hàng hài lòng. Vậy thì các KTS bắt buộc phải áp dụng nhiều phong cách, hoặc tối giản đi theo yêu cầu khách hàng.
Kết hợp Indochine cùng các phong cách khác trong thiết kế nội thất
Thông thường, các yếu tố điển hình của phong cách Indochine Đông Dương được giữ nguyên để mang đến cảm giác cổ điển hoài niệm, nhưng được sử dụng trong các không gian có kiến trúc và nội thất hiện đại…
Ví dụ, bạn có thể sử dụng một chiếc ghế bành đan xòe trong một căn phòng với trần cao hoặc một bộ bàn ăn đồng tráng men trong một căn nhà kiểu hiện đại. Hoặc đơn giản là sử dụng các hoạ tiết, chất liệu tiêu biểu trong Indochine ứng dụng vào các dự án tân cổ điển. Vừa có chút hoài niệm nhưng không gian sống vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phóng khoáng hiện đại.
Phòng khách phong cách Indochine Đông Dương
Phòng ngủ phong cách Indochine Đông Dương
Nội thât bếp phong cách Indochine Đông Dương
Với những đặc điểm riêng biệt đó, phong cách kiến trúc Indochine đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa kiến trúc của Việt Nam nhất là đối với giới thượng lưu những người yêu nét đẹp truyền thống.
Qua đây, nếu bạn dang có ý định tìm hiểu về phong cách này và ứng dụng chúng trong dự án nội thất hay kiến trúc của mình có thể liên hệ MRA để được tư vấn cụ thể nhé!
Tác giả: Thanh Quang