Ngày đăng Thứ ba - 10/10/2023 22:32
Ngày đăng Thứ ba - 10/10/2023 22:32
Mái nhà là một thành phần cực kỳ quan trọng quyết định tính thẩm mỹ tổng thể trong kiến trúc của ngôi nhà. Không những thế, nếu được thiết kế chuẩn sẽ tạo nên sự thoải mái cho cả gia chủ sống trong không gian và cả những người thợ sửa chữa, bảo dưỡng sau này.
Nó giống như một lớp khiên bảo vệ ngôi nhà trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên như: mưa, nắng, bụi, độ ẩm… mà ít có thành phần kết cấu nào trong xây dựng có thể đảm nhận trọn vẹn được vai trò này.
Lựa chọn vật liệu làm mái phù hợp sẽ có tác động trực tiếp đến tuổi thọ của công trình, một mái nhà tiêu chuẩn phải hội tụ đầy đủ 2 thành phần sau:
– Thành phần kết cấu chịu lực: Là tên gọi tổng thể của các thành phần có thể bao gồm: Cầu phong, vỉ kèo, bán kèo, xà gồ, tường thu hồi, lớp giằng chống chịu lực. Các thành phần này đảm nhận việc chống chịu sức nặng của chính nó (tải trọng tĩnh) và các tác động của ngoại lực (tải trọng động).
– Thành phần kết cấu bao phủ: Hay còn gọi là lớp lợp, được ốp lên trên kết cấu chịu lực. Nó có thể được làm bằng các vật liệu như: li tô, ngói, tấm phipro ximăng, tôn kim loại. Kết cấu này tối thiểu phải chống được mưa/nắng, thấm, cách nhiệt…
1. MÁI BẰNG
Mái bằng phù hợp với các kiểu thiết kế biệt nhà phố hay cấp 4 hiện đại. Kết hợp với các kiến trúc hình khối khiến cho ngôi nhà trở nên độc đáo và ấn tượng hơn.
Việc thiết kế nhà mái bằng cũng đồng nghĩa với tổng khối lượng phần trên của ngôi nhà cũng tăng lên đáng kể. Do đó, phần móng và các kết cấu chịu lực khác của cả ngôi nhà cần phải được tính toán kỹ lưỡng nếu không việc xuất hiện các khe nứt trên tường là điều hiển nhiên.
Ưu điểm:
2. MÁI CÓ ĐỘ DỐC (MÁI THÁI)
Nhà mái dốc (mái Thái) là kiểu nhà ở thấp tầng có phần mái đưa ra khỏi thân nhà từ 60cm đến 150cm để làm nổi bật hình khối kiến trúc đặc trưng. Căn cứ vào hình thức mặt bằng và yêu cầu về độ dốc, mái dốc có rất nhiều hình thức như: mái một dốc, mái hai dốc, mái bốn dốc và mái bốn dốc kiểu hai trái.
Đây là loại mái phổ biến nhất tại Viêt Nam, loại mái này có thể bao gồm nhiều hơn 2 mái được thiết kế theo kiểu đối xứng hoặc kiểu lệch (mái Thái) đôi khi nó chỉ là một mặt phẳng có độ nghiêng lớn. Mái dốc thường được sử dụng trong thiết kế biệt thự – loại công trình cần có điểm nhấn, sang trọng và bề thế.
Kết cấu mái dốc trước đây thường được làm bằng hệ kèo, xà gồ gỗ tự nhiên… Ngoài ra, kiểu mái này còn được làm bằng bê tông cốt thép, kết cấu thép thông thường (thép đen) và gần đây là dàn thép mạ trọng lượng nhẹ.
Ưu điểm
3. MÁI VÒM (DOME HOUSE/ MANSARD)
Các kiểu nhà mái vòm được biết đến từ các kiến trúc cổ xưa, mang đến sự độc đáo, mới lạ và cổ kính. Các nước phương Tây thì việc xây dựng nhà mái vòm rất phổ biển nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nơi xây nhà với mái này. Thường được áp dụng để thi công homestay, bungalow để kinh doanh nhiều hơn. Chất liệu thường sử dụng gỗ, bê tông….
Dù ít khi được áp dụng để xây dựng nhà ở nhưng không thể phủ nhận những ưu điểm mà nó mang lại như:
1. MÁI NGÓI
Là loại mái truyền thống được sử dụng từ rất lâu đời tại Việt Nam. Trải qua dòng lịch sử, mái nhà ngói hiện nay không chỉ làm bằng đất nung mà còn nhiều biến thể về nguyên vật liệu khác như nhựa hoặc hợp kim, nhưng nhìn chung, kiểu dáng của từng viên ngói cũng không có khác biệt nhiều.
Nếu muốn ngôi nhà của mình có phong cách cổ kính thì mái ngói chính là sự lựa chọn hàng đầu cho gia chủ, loại mái này là sự chắp vá của nhiều viên ngói nên khi thi công cần phải thật cẩn thận trong khâu lợp ngói, tránh để xuất hiện những khe hở.
2. MÁI BÊ TÔNG CỐT THÉP
Loại mái này có thể được xem như mái bằng mà chúng tôi nêu ở trên, nó được sử dụng ít hơn do tính đặc thù và những yêu cầu khác về tổng thể công trình.
3. MÁI TOLE (TÔN)
Bền, nhẹ, thi công nhanh, giá rẻ, đa dạng mẫu mã và chủng loại là ưu điểm mà mái tôn có được đó là lý do tại sao hơn 50% các ngôi nhà ở Việt Nam đều sử dụng mái tôn.
Trên đây là một số mẫu mái nhà khác nhau, bạn có thể lựa chọn kiểu dáng, vật liệu tùy vào sở thích và tổng thể của ngôi nhà. Tuy nhiên, để cần tìm một đơn vị thi công uy tín giảm thiểu những rủi ro và chi phí bảo hành sau này. Vậy nên hãy liên hệ với MRA nếu bạn đang có ý định sở hữu cho mình một ngôi nhà mới nhé!
Tác giả: Thanh Quang