Ngày đăng Thứ ba - 10/10/2023 21:40
Ngày đăng Thứ ba - 10/10/2023 21:40
Phong cách tân cổ điển Neo Classic được ứng dụng rất rộng rãi trên thế giới. Không chỉ ở những công trình nổi tiếng, mà còn được ưa chuộng hàng đầu ở thiết kế nội thất nhà ở, nhà phố, căn hộ, chung cư.
Tiếp nối với chủ đề phong cách thiết kế nội thất, trong bài viết hôm nay, MRA sẽ đưa bạn đến với hành trình tìm hiểu về kiến trúc tân cổ điển từ nguồn gốc lịch sử đến những nét đẹp đặc trưng của phong cách nội thất đầy thú vị này nhé!
Hiểu đơn giản nhất, phong cách tân cổ điển là một phong cách đã được đổi mới (cách tân) từ phong cách cổ điển. Cái mới ở đây được hiểu là thay đổi và lược bỏ đi những chi tiết rườm rà, phức tạp (đặc trưng của phong cách cổ điển). Đồng thời giữ lại những chi tiết đầy tinh tế mang lại tổng thể hài hòa, thời thượng cho không gian kiến trúc.
Theo Wikipedia, kiến trúc tân cổ điển thuần túy là kết hợp của 3 yếu tố: kiến trúc Hy lạp cổ đại – nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius – Chất riêng của kiến trúc sư Andrea Palladio người Ý. Về hình thức, các kiến trúc tân cổ điển tập trung nhấn mạnh vào bức tường hơn là phối hợp các mảng màu sáng và tối.
Tương tự như phong cách indochine, Tân Cổ Điển cũng là một trường phái thiết kế khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
Nổi lên như một phong trào nghệ thuật mới thay thế các phong cách nghệ thuật cổ điển từ thế kỷ XVIII và tiếp tục phát triển đến tận ngày nay. Phong cách tân cổ điển được ca tụng như một tác phẩm mang tính timeless – trường tồn với thời gian.
Ngược dòng lịch sử, trước thế kỷ XV, Châu Âu thời kỳ trung cổ vẫn còn lạc hậu với chiến tranh liên miên, các thể chế chính trị chưa rõ. Cùng với đó, khoa học, nghệ thuật và kiến trúc cũng kém phát triển.
Mãi cho đến sau thế kỷ XV – XVII là giai đoạn phát triển của phong trào Phục Hưng. Bắt nguồn từ Ý, phong trào này làm cho con người Châu Âu nổi lên mạnh mẽ và chiếm vị trí bá chủ thế giới.
Hai phong cách nghệ thuật nổi bật nhất trong thời kỳ đó phải kể đến Rococo và Baroque, len lỏi và ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực đời sống từ văn hóa, mỹ thuật, kiến trúc, hội họa … Với 3 điểm đặc trưng nhất là: Sự phóng đại cảm xúc – Sự phô trương mãnh liệt – Việc thoát khỏi thực tế.
Vào thế kỷ XVIII, sự xuất hiện của phong cách tân cổ điển Neo Classic là một phong trào nghệ thuật hoàn toàn mới bắt nguồn từ Ý. Tân cổ điển kế thừa tinh hoa thẩm mỹ và thay thế những đặc trưng vốn có của phong cách Rococo và Baroque nổi trội của thời kỳ trước.
Về chi tiết, kiến trúc tân cổ điển hoàn toàn trái ngược phong cách trang trí tự nhiên của Rococo và kế thừa tính cổ điển truyền thống của kiến trúc Baroque muộn. Kiến trúc tân cổ điển thể hiện một cách “hài hòa” tính sang trọng qua từng đường nét, chi tiết và nội thất bên trong.
Nhìn vào kiến trúc tân cổ điển, người ta cảm thấy một không gian mang tính sang trọng, trang nhã đầy nhẹ nhàng và giản thiếu các yếu tố khoa trương quá đà. Vào những năm 1740, những công trình đầu tiên theo phong cách tân cổ điển đã được xây dựng tại các thành phố lớn của Ý như: Rome, Milan, Napoli…
Từ năm 1760, nghệ thuật tân cổ điển được phổ biến khắp Châu Âu, có mặt ở các nước Anh, Pháp, … Dần dà, Neo Classic đã trở thành đặc trưng của vẻ đẹp timeless trường tồn với thời gian cho kiến trúc nghệ thuật Châu Âu thời đó.
Cho đến nay, còn nhiều tranh cãi liên quan đến định nghĩa về phong cách tân cổ điển. Có quan điểm cho rằng, tân cổ điển là sự kết hợp của phong cách cổ điển và phong cách hiện tại.
Nhưng khi nhìn vào một hành trình lịch sử của kiến trúc, nghệ thuật Châu Âu, có thể thấy đây là một phong trào nghệ thuật phát triển hoàn toàn độc lập. Nói lên một thời kỳ rất đẹp của Châu Âu từ thế kỷ XVII cho đến ngày này.
Trong nhiều dự án thiết kế thi công kiến trúc tại MRA, nếu nhắc đến nhà tân cổ điển có 5 chi tiết quan trọng giúp kiến tạo nên vẻ đẹp trang trọng, đẳng cấp của phong cách này khiến giới thượng lưu tại Việt Nam luôn dành cảm mến:
Thiết kế nội thất theo phong cách tân cổ điển tạo sự hài hòa từ ánh sáng, màu sắc, nội thất đến đường nét. Nhìn chung, phong cách này vẫn chú trọng nhiều vào điểm nhấn ở tường, trần hơn là phối màu.
Dễ dàng nhận biết và đặc trưng nhất của phong cách tân cổ điển phải kể đến chi tiết phào chỉ. Khác với phào chỉ thường được thiết kế đường thẳng rộng, chạm trổ, dát vàng đầy cầu kỳ, sặc sỡ.
Khi thi công nội thất chi tiết phào chỉ trong phong cách tân cổ điển được thay thế bằng gam màu trung tính (thường cùng màu với tường). Đường thẳng kết hợp với vài điểm được chạm khắc đơn giản, làm sinh động cho thiết kế kiến trúc.
Phù điêu thường được đặt ngoài mặt tiền làm nổi bật cho kiến trúc tổng thể từ xa. Phù điêu trong phong cách Neo Classic đã được tinh tế, giản lược, không chạm khắc cầu kỳ hay dát vàng. Từ đó, đem lại cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại và uyển chuyển.
Tính đối xứng tạo nên vẻ vững vàng, chắc chắn và bề thế cho công trình. Đặc trưng này được thể hiện rõ nét ở các công trình Pháp cổ ở Việt Nam như: Ủy ban nhân dân thành phố, Nhà hát thành phố hay Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Không gian nội thất bên trong cũng cần có tính đối xứng, cân bằng nhất định tạo thành vẻ đẹp hoàn mỹ, thuận mắt cho tất cả các công trình mang phong cách tân cổ điển. Đây cũng là lý do giải thích tại sao các công trình quy mô lớn như Tòa nhà Building, biệt thự đều ưa chuộng phong cách tân cổ điển hơn cả.
Màu sắc trong thiết kế nội thất tân cổ điển là sự chống lại sự lộng lẫy, phóng đại và chói lóa của Rococo và Baroque. Thay vào đó là sự tinh giản hóa những nét rực rỡ, làm hài hòa tổng thể bằng các màu sắc trung tính như: đen, xám be, nâu nhạt, vàng nhạt. Tạo thành một không gian đầy êm dịu và nhẹ nhàng.
Điểm nhấn được thêm vào ở kiến trúc tân cổ điển có thể kể đến màu của gỗ, màu của kim loại (bạc, vàng, đồng). Nhưng được hạn chế để tạo thành tổng thể tương phản, hài hòa, tránh làm mất đi sự cân bằng của màu sắc trung tính tổng thể tân cổ điển.
Dù là thiết kế biệt thự cao cấp hay các dự án nhà phố, Màu sắc của đồ nội thất tân cổ điển vẫn tuân theo tổng thể màu trung tính đặc trưng của phong cách tân cổ điển. Trong đó những chiếc bàn màu kem hoặc màu be được ưa chuộng hàng đầu trong những thiết kế phòng khách tân cổ điển.
Ngoài ra, trong thời kỳ vua Louis 16, nội thất tân cổ điển có những đặc điểm rất đặc trưng mà vẫn còn được yêu thích đến bây giờ. Đó chính là những đường cong mềm mại, tinh tế bao quanh các sản phẩm nội thất.
Và có những yếu tố chạm trổ làm điểm nhấn, trang trí cho những sản phẩm nội thất. Đặc biệt là thiết kế phần chân cho bàn, ghế sofa dạng trụ thẳng, có đường sọc lấy cảm hứng từ những cột trụ của phong cách Hy Lạp cổ.
Đồ nội thất thường sử dụng gỗ tự nhiên, kết hợp với vật liệu mềm mại khác như nhung, vải lanh hoặc da. Sự kết hợp này tạo cảm giác sang trọng, mềm mại và tinh tế hơn cho không gian nội thất.
Đèn chùm là đồ trang trí đặc trưng thường thấy trong phong cách tân cổ điển là phong cách Adam, được cấu tạo từ đường chân đèn cong mềm mại phổ biến. Được đính thêm chuỗi pha lê long lanh, sắc nhọn tạo cảm giác huyền bí và bắt mắt.
Vị trí đặt đèn chùm thường được đặt ở phòng khách, sảnh khách sạn … Tuy nhiên, đèn chùm không nên đặt trong phòng ngủ tân cổ điển,vì sẽ dễ tạo cảm giác bí bách và bất an cho gia chủ.
Bên cạnh đèn chùm, trong phong cách tân cổ điển còn có sự xuất hiện của nhiều loại đèn khác như đèn treo tường, đèn chân nến để bàn ăn, … tọa ra sự thanh lịch và ấm cúng cho không gian tổng thể gia đình.
Họa tiết trong mẫu nhà tân cổ điển đã được giản lược đi rất nhiều so với phong cách cổ điển trước đó. Không có những họa tiết với những đường nét cầu kỳ, bắt mắt, họa tiết tân cổ điển là những hình học đơn giản (ngang, dọc, chéo). Mang màu sắc trung tính nhằm đảm bảo tổng thể hài hòa cho căn nhà.
Để hoàn thiện một không gian tân cổ điển cần tốn nhiều công sức và thời gian từ khâu lên ý tưởng đến khi bắt tay vào thực hiện. Do đó, khi thiết kế nội thất tân cổ điển, cần lưu ý những yếu tố sau:
Bước vào không gian tân cổ điển, bạn sẽ có mà rời mắt khỏi những đồ nội thất sang trọng với chất liệu cao cấp được thiết kế đầy tinh tế. Thông thường, đồ nội thất phong cách này sẽ được nhập khẩu nguyên khối từ châu Âu hoặc ở các xưởng gia uy tín tại Việt Nam.
Nội thất chính có thể kể đến là: bàn ghế phòng khách tân cổ điển, tủ bếp tân cổ điển, giường ngủ tân cổ điển…
Không phụ thuộc vào ánh sáng từ hệ thống chiếu sáng trong nhà. Không gian lung linh của phong cách tân cổ điển được các nhà thiết kế tận dụng khéo léo ánh sáng tự nhiên bằng hệ thống cửa kính lớn bao quanh.
Trong từng khu vực của ngôi nhà, để tạo điểm nhấn cho không gian có thể dùng bức tranh lớn ở trung tâm phòng khách tân cổ điển, thảm trải sàn hoặc đèn chùm…
Bên cạnh đó, kiến trúc và phong thủy luôn có sự gắn kết không thể tách rời. Theo quan niệm người Á Đông thì một công trình đẹp, hợp phong thủy sẽ mang lại may mắn, tốt lành cho chủ nhân ngôi nhà.
Do đó, trong khi thiết kế nội thất nhà ở, cần chú ý đến hướng nhà, cách sắp xếp nội thất phù hợp phong thủy để thu hút nhiều điều tốt đẹp cho căn nhà.
Phong cách tân cổ điển khi du nhập vào Việt nam đã được các nhà thiết kế biến tấu đôi chút để phù hợp hơn với văn hóa, khí hậu và thị hiếu chung của người dùng. Tùy theo từng loại hình nhà ở, diện tích công trình mà các kiến trúc sư sẽ có thiết kế nội thất, và lựa chọn họa tiết, hoa văn phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ chung.
Trong cách không gian bị giới hạn diện tích như nhà phố, căn hộ chung cư sẽ được lược bỏ đi phần lớn các họa tiết, đường phào chỉ thường đảm bảo tính tối giản, tinh tế cho không gian.
Bài viết trên đây đã tổng hợp những kiến thức liên quan đến phong cách tân cổ điển. Hy vọng thông qua những thông tin mà MRA đã chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về phong cách này. Đồng thời có thể lên ý tưởng thiết kế kiến trúc nội thất tân cổ điển cho mình.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu cần tham khảo thêm các mẫu nhà tân cổ điển, biệt thự tân cổ điển 2 tầng hoặc nhà ống tân cổ điển, hãy liên hệ MRA để được đội ngũ kiến trúc sư tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Tác giả: Thanh Quang